HỌC ĐỂ LÀM GIÀU ? (Phần II)

Hôm nay, chúng ta sẽ bàn đến việc HỌC NHƯ THẾ NÀO để đạt hiệu quả cao nhất.


Bài viết chỉ đề cập đến đối tượng là Sinh viên và môi trường Đại Học (ĐH) Việt Nam thuần túy.

Sau 12 năm học với tính chất thụ động của giáo dục phổ thông, thì các em sẽ bước vào trường ĐH sẽ có rất nhiều bỡ ngỡ:

  1. Môi trường sống tự lập, xa gia đình (dành cho các bạn ở tỉnh khác) và thật sự là không có ai quan tâm như gia đình đã làm.
  2. Học thì mông lung, không biết hỏi ai nếu có vướng mắc. Và Giảng Viên thì dạy theo slide và cho đề tài nghiên cứu là chủ yếu (trong khi chưa hiểu gì hết ???)
  3. Không có chuyện học thêm, không có sách tham khảo. Cách duy nhất là đi hỏi mấy anh chị khóa trên, nhưng mấy khi được giải đáp đúng cái mình đang cần (hoặc là copy-paste) đúng không nào?

Vậy thì chúng ta sẽ đương đầu hay vượt qua vấn đề này như thế nào? Đến đây chúng ta sẽ phải nói đến sự TỰ HỌC. Tự bản thân mình phải tự tìm tòi, nghiên cứu và giải quyết vấn đề chứ không phải là người khác.

Có những bạn thì đã giỏi và sẽ thích nghi nhưng đây là số ít và chúng ta sẽ không bàn đến. Chúng ta hãy cùng nhau tìm ra cách mà ở đó ai cũng như nhau (tương đối) và có thể học tốt.

Tôi xin chia sẻ một số phương pháp mà theo tôi nó sẽ rất có lợi cho việc TỰ HỌC:

  1. Hãy hòa đồng, vui vẻ, thân thiện và làm quen thật nhiều bạn trong lớp: Điều này tạo cho bản thân sự năng động và hoạt bát trong giao tiếp.
  2. Hãy tham gia vào một NHÓM tự học: nhóm khoảng 3-7 thành viên và có thể có trình độ chênh lệch nhau. Việc lập NHÓM rất quan trọng vì nó giúp chúng ta cùng nhau học nhanh hơn, hiệu quả hơn và giải quyết vấn đề tốt hơn. Mỗi người trong NHÓM phải tự xác định điểm mạnh, điểm yếu và cùng phân chia công việc cho hiệu quả. Vậy NHÓM có cần NHÓM TRƯỞNG? Theo tôi thì không cần, vì mỗi thành viên phải xác định việc hoạt động của NHÓM là CHUNG và phải mang lại hiệu quả cho tất cả mọi thành viên. Các bạn có thể tham gia NHÓM theo từng môn học hay là 1 NHÓM cố định tùy vào hoàn cảnh cụ thể.
  3. Xác định KIẾN THỨC NỀN (Background) cho NGÀNH mình học và ĐẦU TƯ NHIỀU THỜI GIAN, NẮM CHẮC (làm chủ) nó càng nhiều càng tốt. Sẽ có rất nhiều môn học khi bạn học ĐH, nhưng chỉ khoảng 1/3 môn trong đó là dành cho chuyên nghành của mình. CHÚ Ý đừng bao giờ để MẤT CĂN BẢN KIẾN THỨC NỀN vì điều này dẫn đến những lỗ hổng kiến thức và gây khó khăn cho các môn học tiếp theo.
  4. Chia sẻ KIẾN THỨC cùng nhau: ĐH không phải là nơi để thi thố ai giỏi hơn, ai tốt hơn bằng điểm số vì nó sẽ phản ánh qua từng môn học và dễ dàng đánh giá được. Do đó, việc chúng ta chia sẻ KIẾN THỨC cho nhau trong NHÓM hay GIỮA CÁC NHÓM hay các buổi thảo luận chung của lớp sẽ tăng khả năng tự tin, trình bày và hùng biện của mình.
  5. NGOẠI NGỮ là ưu tiên như các môn CHUYÊN NGÀNH. Tiếng Anh là bắt buộc (Tiếng Nhật nếu có thì tốt) và phải đặt mục tiêu NGHE – NÓI tốt. Chúng ta đang ở bối cảnh toàn cầu hóa, nếu không có TIẾNG ANH thì xem như chúng ta mất 50% CƠ HỘI ở việc được tuyển dụng và trọng dụng ở các công ty.
  6. TĂNG TỐC quá trình học. Sau khi đã nắm được KIẾN THỨC NỀN thì bạn không cần phải chờ đợi năm 2 – năm 4 để học chuyên môn mà nên tìm hiểu và học thêm bên ngoài để nắm bắt KIẾN THỨC, CÔNG NGHỆ & KỸ THUẬT THỜI ĐẠI. Việc này gọi là SPEED UP và mục tiêu năm 3 là chúng ta có đủ cơ sở để ĐI LÀM. Điều này, tôi nhận thấy một số em trường ĐH Bách Khoa, ĐH CNTT, Kinh Tế, Ngoại Thương là làm được. Chúng ta đừng chờ đợi. THỜI GIAN là CƠ HỘI.
  7. TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE bằng cách chơi một môn thể thao hay đơn giản là thói quen tập thể dục hằng ngày ️⚽️?️??. Đừng dành thời gian nhiều cho việc ??

Nếu các bạn làm được 7 điều trên thì tôi nghĩ việc các bạn HỌC TỐT không có gì là khó khăn.



Nếu bạn thấy có ích thì hãy like và share cho bạn bè mình cùng biết nha!

0

Bình luận

0933 06 7997
0933 26 7337
tuyensinh@laptrinhvien.io