Từ sinh viên đến một lập trình viên chuyên nghiệp – Chúng ta là ai? và sẽ làm gì?

Để giải một bài toán thì chúng ta cần phải hiểu đề. Để đạt mục đích thì chúng ta phải xác định các mục tiêu. Việc học cũng như vậy, các bạn phải hiểu rõ hay ít nhất là biết con đường chúng ta đang đi dẫn đến đâu. Vậy học CNTT thì chúng ta trở thành gì? và làm gì?

Các ngành nghề thuộc nhóm CNTT chưa bao giờ hết “hot” và nó sẽ càng ngày càng “hot”. Điều này dễ nhận thấy ở mức độ đào tạo của tất cả các trường ĐH trên toàn quốc. Bất cứ trường nào cũng có ngành CNTT. Vì sao như thế? Đơn giản thôi, vì việc ứng dụng CNTT vào đời sống con người bây giờ rất phổ biến và rộng rãi. Với những yêu cầu như vậy, thì nguồn lực CNTT luôn là yêu cầu cần thiết. Qua đây để chúng ta thấy rõ lợi thế của việc học CNTT. Nhưng nói như vậy không có nghĩa bạn sẽ xin được việc như mong muốn khi học xong. Nếu bạn muốn làm việc ở các công ty lớn, chuyên nghiệp và có mức lương cao thì bây giờ chúng ta phải chuẩn bị cho việc đó.

Về nghề nghiệp, thì với ngành CNTT bạn sẽ làm việc ở 3 nhóm nghề:

  1. Lập trình viên (Developer)
  2. Quản trị dữ liệu (Database Administrator)
  3. Quản trị hệ thống (Network/System Administrator)

Lập trình viên là từ chỉ chung cho các công việc: hệ thống nhúng, lập trình web, lập trình ứng dụng di động. Ngoài các yêu cầu chung về kiến thức hệ thống máy tính, kỹ thuật lập trình, lập trình hướng đối tượng thì mỗi công việc sẽ yêu cầu các bạn làm chủ một ngôn ngữ hoặc framework tương ứng. Chúng ta cùng điểm qua sơ lược những kiến thức cần có theo các công việc ở trên:

  • Hệ thống nhúng: đòi hỏi các bạn phải hiểu rõ kiến trúc vi xử lý, xử lý bộ nhớ và thành thạo ngôn ngữ lập trình C/C++. Công việc này nó khá khó và cũng nhàm chán vì bạn phải làm việc với các thiết bị simulation nhiều (giả lập môi trường thật , test trên môi trường giả lập)

Frontend: HTML/CSS/JavaScript các thư viện và framework hỗ trợ như jQuery, Bootstrap, Angular,…

Backend: thì đòi hỏi bạn có kiến thức về web server, cơ sở dữ liệu, API cùng với một trong những ngôn ngữ lập trình như Java, .NET, Python, Go, Earlang,… và mới đây NodeJS.

  • Lập trình ứng dụng di động: thì có thể chọn Native hay Hybrid app.

Native: nôm na là viết theo ngôn ngữ của hệ điều hành của điện thoại. Với Android thì bạn cần biết Java hay là Kotlin. Còn với iOS thì bạn cần biết Objective-C hay Swift. Các ứng dụng Native thì đạt yêu cầu về performance (tốc độ xử lý, tương thích cao với điện thoại) nhưng lại khó trong việc làm các hiệu ứng (UI/UX). Và bạn có thể thấy nếu muốn viết một app để support cả Android, iOS thì mình phải học các ngôn ngữ ở trên.

Hybrid: hay còn gọi là “con lai”. Gọi như vậy là bởi vì bạn chỉ sử dụng các ngôn ngữ lập trình web ở trên để xây dựng app cho cả Android, iOS. Việc này giúp bạn học ít ngôn ngữ hơn và tiết kiệm thời gian phát triển. Một số framework bạn dùng để phát triển là ReactNative hay IONIC

Quản trị dữ liệu: công việc chính của bạn là giúp các lập trình viên xử lý dữ liệu.Các kỹ năng bạn cần có là:

  • Hiểu yêu cầu thực tế và số hóa dữ liệu.
  • Tổ chức dữ liệu và cách truy xuất. Ứng dụng kỹ thuật nào, hiểu được index. Điểm mạnh điểm yếu của mỗi hệ cơ sở dữ liệu.
  • Thiết kế và đưa ra giải pháp cho các hệ thống có dữ liệu lớn.

Các bạn sẽ phải học kỹ các môn liên quan đến cơ sở dữ liệu, cơ sở dữ liệu phân tán làm chủ SQL và bây giờ phải học thêm kiến thức về No-SQL. Về nhu cầu công việc thì có thể nói 1/10 so với lập trình viên. Nghĩa là trong 1 team có thể có 10 bạn lập trình viên và 1 bạn làm quản trị dữ liệu.

Quản trị hệ thống: công việc chính của bạn là đảm bảo hệ thống của một tổ chức được vận hành trơn tru, bao gồm:

  • Hệ thống mạng và thiết bị kết nối.
  • Đưa ra giải pháp đảm bảo an toàn thông tin.
  • Tư vấn và triển khai các hệ thống theo chuẩn Cisco, Microsoft hay Linux.

Và các bạn cần trang bị các kiến thức về mạng máy tính, cấu hình các thiết bị như router, switch, firewall, .. kiến thức về ip, vlan, redundancy,… rồi về OS như các bản update, patch, backup-restore, hệ thống lưu trữ, Active Directory (xác thực) hay kế hoạch dự phòng cho các trường hợp bất khả kháng (cháy nổ, thiên tai)

Về nhu cầu công việc thì cũng giống như nghề quản trị dữ liệu ở trên.

Qua đây, bạn có thể thấy được mình sẽ làm gì khi học CNTT. Nhưng nếu chỉ trang bị các kiến thức ở trường cung cấp thì bạn có thể làm việc được ngay chưa?

Có thể thấy khối lượng kiến thức ở trên là rất lớn và bạn phải trải dài 4-5 năm mới hoàn thành ở môi trường ĐH. Hiện nay, bộ khung và chương trình đào tạo của các trường thì tương đối giống nhau, các bạn sẽ được trang bị những kiến thức nền tảng và cơ bản nhất.

Nghĩa là những kiến thức bạn học được không thể giúp bạn giải quyết các bài toán thực tế hay yêu cầu của 1 tổ chức doanh nghiệp. Bạn chỉ mới đứng quan sát chứ chưa tham gia cuộc chơi được. Do đó, để thay đổi thì bạn phải có chiến lược học thật khoa học. Và để làm được điều đó mời các bạn đón đọc phần tiếp theo.

laptrinhvien.io

Hãy ủng hộ Fanpage laptrinhvien.io của chúng tôi bằng cách LIKE hoặc SHARE để có thể cập nhật thông tin mới nhất các bạn nhé!

 

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO LẬP TRÌNH VIÊN JANETO


 0933067997 – 0933267337
 facebook.com/laptrinhvienio
 YouTube/laptrinhvienio
 tuyensinh@laptrinhvien.io
 Tầng 2 Tòa nhà The Morning Star – 57 Quốc Lộ 13, Phường 26, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh.

0

Bình luận

0933 06 7997
0933 26 7337
tuyensinh@laptrinhvien.io