HỌC ĐỂ LÀM GIÀU ? (Phần I)

25Push Yourself, Because No One Else Is Going To Do It For You.

Học ngành nào? làm việc gì? Dễ xin việc và lương cao không? Ổn định hay không?

Đây là những câu hỏi mà tôi thường được hỏi bởi các em học sinh PTTH & các bậc phụ huynh vào thời điểm này.

Ở Việt Nam, chúng ta luôn có khái niệm “phát triển nhanh và bền vững” “giàu, mạnh, văn minh”. Những cái khẩu hiệu này vô tình đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi con người Việt Nam. Do đó, với việc học và nghề nghiệp nó cũng bị cái câu trên chi phối.

Chúng ta (bậc phụ huynh) đều mong muốn:

  1. Tìm một trường ĐH danh tiếng để làm đẹp cho hồ sơ cho con (nếu tốt nghiệp được).
  2. Tìm một Ngành học mà ra trường có nhu cầu tuyển dụng cao, để khỏi mất công phải chạy vạy xin việc.
  3. Làm việc gì mà lương thật cao (nhiều tiền), cuộc sống phải hơn người khác. Vì chúng ta hay so sánh (con nhà người ta)

Đây là cách nghĩ và cách làm từ xưa giờ của các bậc cha mẹ Việt Nam. Thế là chúng ta sẽ có một thế hệ thụ động, mọi việc đều nằm ở chỗ sắp đặt và các em học sinh/sinh viên sẽ không bao giờ có tính tự lập bản thân.

Trước tiên chúng ta cần phải xác định:

  1. Đi học là được giáo dục, là trở thành người tốt và “thành người”.
  2. Đi học là thu nhận kiến thức, những kiến thức xã hội, nhân văn và khoa học. Từ đó, chúng ta sẽ thích nghi với cuộc sống một cách dễ dàng và tốt nhất.
  3. Đi học là trang bị hành tranh để tham gia vào việc đóng góp xã hội. Việc đi làm sau khi học sẽ là việc thực hành, trải nghiệm những lý thuyết đã được học.
  4. ĐI HỌC không phải ĐỂ LÀM GIÀU. Nhưng nếu được ĐI HỌC và học tốt thì bạn sẽ có khả năng sống tốt hơn những người khác.

Vậy, chúng ta mong muốn con em chúng ta sẽ HỌC VÌ ĐIỀU GÌ?

Bàn về việc học ngành gì, thì có một thực trạng đáng buồn đang diễn ra:

  1. Nhiều trường ĐH được mở ra với vô số ngành nghề nhưng nhu cầu xã hội không cao? Dẫn đến việc càng học càng thất nghiệp.
  2. Chương trình học trong trường ĐH quá lan man, nhiều môn không cần thiết, không có môi trường thực hành cho sinh viên. Do đó, các em không những không được trang bị mà trở nên lạ lẫm với chính ngành mình đang học. Do đó, khi đi phỏng vấn thì các doanh nghiệp đều tỏ ra ngao ngán vì sự “ngây thơ” với các em.
  3. Các em không có tính chủ động, sáng tạo. Môi trường ĐH là môi trường tự lập, không có chuyện học thêm học bớt. Do đó các em sẽ được tập sống trong môi trường xã hội giả lập, nếu em nào thích nghi thì sau này sẽ cơ hội thành công cao hơn các bạn khác.

Vậy, chúng ta mong muốn con em chúng ta sẽ HỌC NHƯ THẾ NÀO?

 

Các bạn tiếp tục và chờ đợi để được giải đáp trong Phần II

Nếu bạn thấy có ích thì hãy like và share cho bạn bè mình cùng biết nha!


0

Bình luận

0933 06 7997
0933 26 7337
tuyensinh@laptrinhvien.io